Hotline: 0976 630 688 - 0935 036 288

Rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình như thế nào?

Thứ hai, 03/10/2022, 16:54

Với các đất nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng, vấn đề về môi trường sống trước những tác động từ sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, nơi mà mật độ dân cư đông đúc, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lượng hàng hóa tiêu dùng đều lên đến những con số khổng lồ thì vấn đề môi trường sống cần được bảo vệ ra sao càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Rác thải sinh hoạt là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người tại các khu dân cư, khu trung tâm thương mại, các siêu thị, khu công sở, doanh trại, trường học… Và rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý bằng một chu trình khoa học đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong cộng đồng chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường sống của chúng ta. Bài viết dưới đây www.SieuThiThungRac.com tổng hợp và giới thiệu quy trình xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện một cách khoa học tại một số đô thị lớn.

1, Cách phân loại rác thải sinh hoạt tại các gia đình

Phân loại rác tại nguồn – tức là tại điểm phát sinh rác thải là một điều “lý tưởng” với những người làm công tác về môi trường. Tuy nhiên tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do thói quen sinh hoạt cổ truyền mà rác thải sinh hoạt thường bị vứt bừa bãi, không đúng nơi quy định chứ chưa nói đến việc mỗi người có ý thức phân loại rác ra sao.

Thành phần rác

 Các đối tượng rác thải cụ thể

Giấy

Sách, báo, tạp chí, vở cũ, giấy loại và các loại thùng bao bì bằng giấy

Thủy tinh

Chai lọ đã qua sử dụng, mảnh vỡ thủy tinh

Kim loại

Lon, sắt, chuỗi bóng đèn và các hợp kim

Chất dẻo

Chai nhựa, bao ni lông

Vật liệu trong xây dựng

Đồ sành sứ cũ, bê tông, đất đá

Chất hữu cơ có thể phân hủy

Thực phẩm thừa, rau trái, sản phẩm phụ nông nghiệp, phân gia súc

Chất hữu cơ khó phân hủy

Cao su, vải vụn, gỗ, lông gia súc, tóc

 

2, Các bước xử lý rác thải sinh hoạt từ những hộ gia đình

- Các hộ gia đình tự phân loại rác thải sinh hoạt dựa vào thành phần theo bảng trên theo từng loại: rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…), rác vô cơ (các sản phẩm từ thủy tinh, kinh loại...)  và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….), sau đó có biện pháp thu gom để riêng từng loại rác. Các gia đình có thể lựa chọn các loại thùng đựng rác khác nhau để chứa các loại rác cho phù hợp: thùng rác inox cao cấp chứa rác trong phòng khách, phòng ngủ… thùng rác nhựa có nắp dùng trong phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh…

- Quá trình thu gom có thể được thực hiện bằng xe ép rác 2 ngăn hoặc bằng thùng rác nhựa có bánh xe luân phiên theo ngày hoặc theo một lịch cố định. Nhân viên môi trường mà cụ thể là những người làm công tác thu gom rác sẽ có nhiệm vụ phân loại một các sơ bộ rác và những vật liệu có thể tái chế.

- Từ đó rác thải sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải chuyên chở hiện đại đến nơi xử lý rác cuối cùng.

Quá trình này được thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên nhằm tránh xảy ra tình trạng ứ thừa rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các khu dân cư.

Việc thu gom rác cần được thực hiện liên tục để tránh tình trạng ứ đọng rác thải

 

3, Sơ đồ xử lý rác thải sinh hoạt

Đội ngũ những người làm công tác thu gom rác thải sẽ tổng hợp rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu dân cư  hoặc từ các thùng đựng rác, thùng rác nhựa cố định tại các địa điểm công cộng (công viên, vườn hoa, bệnh viện, trường học…) Sau khi rác thải được phân loại sẽ được đem đi chôn lấp còn rác hữu cơ sẽ được dùng làm phân hữu cơ sẽ được xử lý theo đúng yêu cầu về môi trường của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Một số khác dễ phân hủy sẽ được tận dụng để sản xuất phân Compost - là một lọai phân rất tốt, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, thân thiện với môi trường.

Sơ đồ quy trình xử lý rác thải sinh hoạt

 

Phân compost được sản xuất từ chất thải hữu cơ không chứa các chất gây hại mà còn tốt cho cây trái, hoa màu

Ý kiến của bạn

Hotline 1 - Kinh Doanh Online

0935 036 288
 
 

Hotline 2 - CSKH

0976 630 688